Đọc truyện là một
sở thích và niềm đam mê của hầu hết các em nhỏ. Học Tiếng Anh qua
các câu chuyện cũng là một cách gây hứng thú với các em. Nhưng làm
thế nào để trẻ hiểu được nội dung của câu chuyện mà vẫn thích thú
với bài học? Dưới đây là một số nguyên tắc giúp người dạy có thể
sử dụng các câu chuyện trong lớp học Tiếng Anh một cách hiệu quả.
Tranh
ảnh minh họa
Đây là điều rất cần
thiết vì trẻ sẽ rất thích với các hình ảnh màu sắc. Chúng ta có
thể dùng hình ảnh để hỏi về từ vựng mà trẻ đã học hay giới thiệu
những từ mới, thông qua hình ảnh trẻ có thể đoán được nghĩa của từ
đó. Ví dụ như ở câu chuyện ”Twins’ week” ( http://www.learnenglishkids.britishcoucil.org/en/short-stories/twins-week)
người dạy có thể
chỉ váo bức tranh và hỏi các em: Who are they? Where are they? What are
they wearing? How are they feeling? Các em sẽ được giới thiệu từ vựng
và có thể hiểu được nội dung và dần dần khám phá tìm hiểu những
diễn biến tiếp theo của câu chuyện.
Mỗi câu chuyện đều có
một chủ đề riêng. Trước khi đọc chúng ta nên tổ chức các hoạt động
liên quan đến chủ đề của câu chuyện và yêu cầu trẻ tìm ra chủ đề
chính. Các em có thể cùng thảo luận ( bằng tiếng mẹ đẻ đối với
các cấp độ dưới). Câu chuyện “My secret team” ( http://www.learnenglishkids.britishcoucil.org/en/short-stories/my -secret -team)
kể về một cậu bé giữ
bí mật về đội bóng ưa thích của mình khác với cả gia đình cậu. Mỗi
lần 2 đội bóng đối đầu nhau, niềm vui khi đội mình giành chiến thắng
hay nỗi buồn thua trận cậu đều phải giữ kín.Trước khi đọc truyện
người lớn có thể đưa ra các câu hỏi như “ What’s your favorite sport?”,
Do you like football?, What’s about other sports?
Văn
hóa các nước nói Tiếng Anh
Các câu chuyện Tiếng
Anh luôn hàm chứa văn hóa nước Anh, Mỹ, Úc, Canada…( tùy thuộc vào câu
chuyện của nước nào). Thói quen học hàng ngày là một ví dụ trẻ
rất thích tìm hiểu sự khác biệt về thói quen của học sinh Anh với
thói quen học tập của chúng. Hay như câu chuyện “Hairy Henry’s holiday” (
Kỳ nghỉ của Henry). Có những địa điểm được đề cập đến như Big Ben,
The London eye, Madame Tussands. Người dạy nên giới thiệu về những địa
điểm này cho các em biết trước khi đọc (có kèm ảnh minh họa là rất
tốt).
Đóng
vai nhân vật
Bọn trẻ sẽ rất
thích thú nếu người dạy hóa thân thành nhân vật trong câu chuyện như
làm các động tác của nhân vật, giả giọng nói…
Một số trang web giới thiệu các câu
chuyện hay:
(Nguồn
Britishcoucil BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét