Từ câu chuyện trường Thực nghiệm
Trời vừa rạng sáng, hàng trăm bậc phụ huynh đã xô đổ cánh cổng sắt để ùa vào trong chỉ với mong muốn sẽ mua được đơn xin vào học lớp 1.
Trường Thực nghiệm Hà Nội là một trong số ít trường công ở Việt Nam có chương trình đào tạo theo kiểu Mỹ thay vì học theo phương pháp học thuộc lòng truyền thống. Gần 600 trẻ trên địa bàn Hà Nội sẽ ganh đua nhau để được chọn vào 200 suất lớp 1 của trường năm nay.
“Cứ như chơi xổ số vậy”, anh Huy, 35 tuổi, một phụ huynh hi vọng con gái mình sẽ được ghi danh vào ngôi trường này nói. Anh chia sẻ thêm: “Chúng tôi cần phải có chút may mắn nữa”.
Vụ việc các bậc phu huynh xô đẩy cổng trường, may mắn không có ai bị thương, phản ánh một vấn đề mà các chuyên gia cho rằng đó sẽ là một bài toán đối với giới chức ngành giáo dục Việt Nam.
Hệ thống giáo dục kìm hãm sự phát triển kinh tế
Tại Việt Nam, việc học vẫn luôn được đề cao, nhưng hầu hết các trường ở tất cả các cấp đều xảy ra các vấn đề như gian lận, lót tay, thiếu các nhà nghiên cứu và các chương trình giảng dạy bắt kịp xu hướng thế giới. Hệ quả tất yếu của điều này sẽ là một lượng lớn các học sinh Việt Nam sẽ ghi danh vào các ngôi trường quốc tế để rồi sau đó sẽ tiếp tục đi du học ở nước ngoài.
Mặc dù mức thu nhập trung bình của Việt Nam chỉ vào khoảng 1.400 USD/năm, theo số liệu năm ngoái, hơn 30.000 sinh viên Việt Nam đã đi du học nước ngoài. Việt Nam xếp thứ 5 về lượng sinh viên du học ở Úc, đứng vị trí thứ 8 tại Mỹ, sau đó là Mexico, Brazil và Pháp.
Theo Viện Giáo dục Quốc tế, số lượng sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tăng gấp 7 lần so với con số 2.000 du học sinh Việt tại nước này trong vòng hơn một thập niên qua. Năm ngoái, hầu hết trong số gần 15.000 sinh viên hiện đang học tập tại đây lại không học ở các ngôi trường danh tiếng theo diện học bổng, mà chủ yếu là ở các ngôi trường tư thục với mức học phí sẽ do gia đình chi trả.
Trường học ở Việt Nam không bắt kịp với xu hướng toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ hiện nay. Thay vào đó, vẫn giữ nguyên một hệ thống quản lý giáo dục kém hiệu quả và thiếu tính tư duy thực tế.
Có lẽ, mô hình giáo dục ở Việt Nam “một kiểu phù hợp với tất cả”. Bà Mai Thanh, chuyên gia cao cấp về giáo dục làm việc cho World Bank ở Hà Nội, cho biết: “Tôi nhận thấy điều đó như một cơ hội bị bỏ lỡ vậy”.
Mấu chốt nằm ở quản lý
Tốc độ tăng trưởng hàng năm ở Việt Nam đạt mức 6%, bất chấp khủng hoảng kinh tế và lạm phát cao. Thế nhưng, các chuyên gia lo ngại khủng hoảng giáo dục có thể đe dọa lực lượng lao động của Việt Nam.
Theo tiết lộ của chuyên gia nghiên cứu đến từ trường Kennedy thuộc đại học Harvard, nhà sản xuất con chíp lớn nhất thế giới Intel hiện đang đau đầu trong khâu tuyển dụng các công nhân có tay nghề để vào làm việc ở nhà máy sản xuất của hãng này tại TP.HCM.
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cũng đưa ra nhận định “cơ sở hạ tầng nhân lực” hiện không hỗ trợ được nhu cầu giáo dục ngày càng tăng.
Tuy rằng Việt Nam đầu tư nhiều vào nền giáo dục, thường chiếm 1% GDP cả nước, mức cao hơn so với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng vấn đề mấu chốt nằm ở cách quản lý yếu kếm chứ không phải do thiếu đầu tư.
Một vấn đề nhức nhối khác đó là việc phụ huynh lại lót tay thầy cô để các em học sinh được điểm cao và một tấm bằng sáng sủa hơn đã trở nên bình thường. Báo cáo 2010 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế kết luận rằng giáo dục là ngành đứng ở thứ hai về tham nhũng ở Việt Nam.
Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đang đưa tin về tình trạng thi cử gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 ở trường THPT Đồi Ngô, Bắc Giang.
Nguồn: Tin mới
Nguồn: Tin mới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét