Khi bé con bắt đầu đi học lớp 1, ngoài việc tập đọc, tập viết tiếng
Việt, hiện nay, bố mẹ nào cũng băn khoăn về việc học ngoại ngữ của con. Trong
tương lai, nhiều người muốn cho con đi du học. Các bậc phụ huynh thường muốn
con mình nhanh chóng biết và giỏi ít nhất là một ngoại ngữ ngay từ những năm
đầu tiên của bậc tiểu học. Không kể những người cho con theo học các trường
quốc tế, nhiều người sẵn sàng bỏ một khoản tiền lớn để con được học thêm ở các
trung tâm ngoại ngữ có giáo viên nước ngoài hoặc học bằng các phương pháp tiên tiến.
Tuy nhiên, bất luận cách tiếp cận vấn đề này thế nào, dù là gia đình
khá giả hay bình thường, việc học ngoại ngữ của trẻ ở những lớp đầu tiên của
bậc tiểu học vẫn cần có được một cách nhìn nhận đúng ở góc độ tâm lý của phụ
huynh.
Ngoại ngữ, dù là thứ tiếng phổ biến nhất như tiếng Anh đi chăng nữa,
cũng vẫn chỉ là… ngoại ngữ! Nó không phải là chìa khóa mở được hết thảy mọi tòa
lâu đài kiến thức. Vì thế, chớ gây áp lực cho con, rằng bằng bất kỳ giá nào con
cũng phải giỏi ngôn ngữ mà bố mẹ lựa chọn. Có thể bạn không tin, nhưng cũng như
người lớn, đứa trẻ cũng có những thiên hướng khác nhau, thậm chí cả trong việc
chọn môn ngoại ngữ nào hợp với mình. Hoặc đơn giản là bé thích.
Đối với một đứa trẻ, chớ nghĩ đến từ “phải”, mà hãy nghĩ đến từ
“thích”. Đó là nguyên tắc đầu tiên quan trọng. Hãy làm sao cho con thấy hứng
thú với môn học. Chẳng hạn, trước khi bắt đầu dạy con hoặc đưa con đi học thêm
ở nhóm nào đó, bạn hãy mua sách truyện, phim được xuất bản bằng tiếng Anh cho
bé đọc, xem một thời gian, kích thích sự tò mò của bé đối với môn học.
Mỗi đứa trẻ có một năng khiếu khác biệt. Có bé tiếp thu về ngôn ngữ rất
nhanh, có bé lại chỉ thích các con số v.v… Vì thế, đừng đòi hỏi con mình phải
phát âm quá hay, nghe nói quá siêu. Hãy kiên nhẫn và… bình tĩnh với việc học
ngoại ngữ của bé. Đừng đánh giá trình độ tiếp thu bài của bé chỉ qua việc học
ngoại ngữ. Nếu con bạn chưa tỏ ra xuất sắc, chớ tỏ ra thất vọng một cách lộ
liễu hay lấy thành tích của các bé khác ra làm gương.
Những nguyên tắc cơ bản về phương pháp dạy ngoại ngữ cho trẻ mà bố mẹ
cần biết:
- Dạy và học thông qua trò chơi, thơ ca, văn vần, bài hát, các bộ phim
hoạt hình lồng tiếng Việt. Bất kỳ cái gì cũng có thể biến thành trò chơi, đôi
khi chẳng cần liên quan gì đến môn học.
- Khối lượng kiến thức mới đưa vào một buổi học không quá nhiều, theo
một chủ đề nhất định, không lan man. 5 từ mới và cách dùng chúng nhuần nhuẫn có
ích cho các em hơn là cả mấy chục từ mới mà học lớt phớt, nói trước quên sau.
“Thời lượng” một buổi học cũng chỉ nên là 45 đến 60 phút.
- Không dạy trẻ kiểu “học dịch”. Ví dụ truy: “Con gà tiếng Anh là gì?
Con mèo tiếng Anh là gì? Con dịch cho mẹ nghe câu: Hôm nay trời mưa… v.v…”. Với
kiểu học như thế, bé có thể sẽ thuộc rất nhiều từ, những vẫn chưa phải là “biết
tiếng” vì thiếu tư duy kết nối và logic.
- Học bằng tình huống. Cô giáo hoặc bố mẹ đừng ngại ngần dùng ngoại ngữ
trò chuyện với bé trong những khoảng thời gian định sẵn độ 1, 2 tiếng một ngày
chẳng hạn về một chủ đề nhất định. Mạnh dạn nói với trẻ nhiều điều, bé sẽ hiểu
bạn chỉ qua một vài từ khóa. Đây là nguyên tắc quan trọng.
- Hãy tích cực dùng hình ảnh, màu sắc và xây dựng các tình huống, bé sẽ
tiếp thu rất tự nhiên. Ví dụ, bé học tiếng Anh, bạn có thể chỉ vào hình con thỏ
và nói “Rabbit” bằng ngoại ngữ, nhưng tuyệt đối không nói to lên “rabbit” là
con thỏ! Mục đích của ta là bé nghe và nghĩ bằng ngôn ngữ đó. Tức là khi nhìn
thấy hình con thỏ là trong đầu bé hiện lên chữ rabbit chứ không phải chữ con
thỏ!
- Nếu có điều kiện, hãy
cho con tiếp xúc với người nước ngoài nói thứ tiếng con đang học để con tiếp
thu cách phát âm. Việc luyện ngữ âm là cần thiết hàng đầu đối với trẻ. Nhưng
luyện bằng cách nghe nhiều, nói nhiều, trẻ sẽ thấm vào đầu từ lúc nào chứ không
nhất thiết phải kèm như kèm… kem, bắt đọc đi đọc lại một vài bài đọc cũ kỹ, khiến
trẻ chán học. Tuy vậy, bạn cũng đừng băn khoăn nếu ở lớp Mẫu Giáo, người dạy
ngoại ngữ cho con bạn không phải là người nước ngoài. Cho dù cô giáo người Việt
nói chuẩn hay chưa chuẩn, thì con bạn vẫn có cơ hội nắm bắt được cách phát âm
chuẩn nếu ở nhà bạn cho bé nghe bài hát, xem phim hoạt hình… Bé sẽ biết cách tự
điều chỉnh rất nhanh. Đó là cơ chế tiếp thu tự nhiên của trẻ ở lứa tuổi này.
- Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo và lớp 1, 2 tiểu học, hãy dùng các công cụ
giảng dạy trực quan (các hình vẽ, các tấm ảnh, vật dụng đồ chơi, các con bông…)
và tăng cường các hoạt động tập thể. Không cần phải bắt trẻ ngồi viết vào vở
với những nguyên tắc ngữ pháp khô khan như kiểu học của người lớn.
- Thận trọng với việc đánh giá, chấm điểm. Đừng dùng điểm số hoặc các
kiểu “sát hạch, truy bài” tạo áp lực cho trẻ và cho chính mình. Càng ít áp lực,
trẻ học càng “vào”. Hãy kiểm tra bài bé bằng những hình thức khác vui nhộn.
Tuyệt đối không chê bai, phê phán, so sánh bé với bạn khác.
<iframe width="560" height="315" src="http://www.youtube.com/embed/AwtRHC_RNaY?rel=0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
- Bạn có thể dạy con cùng một lúc hai ngoại ngữ mà không sợ bé bị lẫn. Tuy nhiên, một trong hai ngôn ngữ phải được nhấn mạnh nhiều hơn, xác định rõ
chính và phụ. Trước mỗi buổi học, nhắc đi nhắc lại với bé: “Hôm nay chúng mình
nói tiếng Anh nhé!” để bé phân biệt rõ ràng hai thứ tiếng.
Sưu tầm: the gioi ky thu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét