Dạy
Ngữ pháp tiếng anh cho trẻ em thông qua các bài hát
Dạy tiếng Anh cho trẻ em hiện nay đang nhận được sự nhiều sự quan tâm của
giáo viên dạy tiếng Anh và các bậc phụ huynh. Cùng với sự
hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế
quốc tế, nhu cầu học tiếng
Anh không còn là một sở thích của một số người có năng khiếu
nữa. Việc học và thông thạo tiếng Anh như một
ngôn ngữ giao tiếp quốc tế thông dụng đã
được xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi.
Vì lẽ đó, tiếng Anh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo
quyết định đưa
vào chương trình
học chính khóa từ lớp 3. Quyết định này đã thể
hiện rõ chiến lược trong giáo dục Việt Nam khi chọn
tiếng Anh là trọng tâm hàng đầu để tiến
vào tương lai.
Tuy nhiên, để giúp trẻ đạt được hiệu quả
như mong muốn, cần phải có phương pháp giảng
dạy phù hợp. Dựa vào yếu tố tâm lý lứa tuổi và các đặc trưng
riêng biệt của trẻ em, bài viết xin đề cập đến cách dạy ngữ pháp cho trẻ qua
các bài hát tiếng anh.
Các bài hát tiếng
Anh được chọn là một trong những ngữ liệu cho việc dạy ngữ pháp tiếng
Anh vì âm nhạc góp phần vào việc giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ rất nhanh
và có hiệu quả lâu dài. Theo Gfeller (1983), khi các thông tin bằng lời được truyền
thụ cùng lúc với âm điệu thì việc ghi nhớ sẽ được tăng cường cao hơn. Cùng quan
điểm với Gfeller, Guglielmino (1986) cho rằng trong các nghiên cứu của ông, một
số bệnh nhân bị mất khả năng nói có thể nói và nhớ những cụm từ đơn giản
khi những cụm từ này được dạy cùng với âm nhạc. Quả thật, những giai điệu của
âm nhạc cùng với tiết tấu của nó có tác dụng rất lớn đối với
việc giúp trẻ ghi nhớ các thông tin. Ngoài ra, các bài hát sẽ giúp thu hút sự
chú ý của trẻ nhiều hơn đến
các hình thức, dạng, mẫu và cấu trúc câu. Điều quan trọng cần
phải chú ý trong quá trình dạy cho trẻ em đó là thu hút sự chú ý nghiêm túc của
trẻ. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải hiểu và lựa chọn,
tổ chức hoạt động phù hợp, có tác dụng thu hút cao với trẻ. Không nằm ngoài mục
đích đó, các bài hát tiếng Anh nhận được sự ủng hộ từ phía giáo viên
khi chọn lựa tài liệu giảng dạy là bởi vì chúng thu hút được sự chú ý của trẻ.
Theo Thornbury (1999), việc tri nhận và thụ đắc ngôn ngữ bao gồm các quá trình
thực hiện có nhận thức, và sự chú ý là nhân tố tối cần thiết
cho quá trình này. Ngoài Thornburry, Hinkel và Fotos (2002) cũng đã nhận định rằng
sự chú ý cao vào các dạng thức ngữ pháp sẽ hỗ trợ quá trình thụ đắc các dạng ngữ
pháp. Điều này có nghĩa là khi trẻ được dạy một
bài hát tiếng Anh, sự thích thú âm điệu của bài hát
sẽ giúp trẻ chú ý cao đến hình thức cấu trúc ngữ pháp, sự chú ý
này làm cho trẻ nhanh nhớ những gì giáo viên muốn truyền
đạt. Bên cạnh đó, việc lặp đi lặp lại của các giai điệu làm cho ngôn ngữ được dễ
nhớ hơn.
Một nhân tố nữa đóng góp vào sự thành
công của phương pháp dạy ngữ pháp tiếng
Anh thông qua các bài hát là sự giảm căng thẳng mà các bài hát mang lại cho trẻ
trong quá trình học. Theo Krashen, việc học và cảm thụ ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc
rất nhiều vào cảm xúc bên trong và thái độ học tập
của trẻ. Các bài hát tạo ra không khí nhẹ nhàng, thư giãn trong lớp học; điều này làm giảm
các nhân tố căng thẳng gây ảnh hưởng không tốt trong quá trình học, đồng thời
thúc đẩy việc học có hiệu quả hơn. Cùng với những yếu
tố đã nêu, các bài hát còn là một nguồn ngữ liệu phong phú giúp ích cho việc học
ngôn ngữ. Lời của các bài hát thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng của con người,
thể hiện các giá trị văn hóa. Với các bài hát chúng ta dễ dàng thay đổi chủ đề
và tạo ra các ngữ cảnh sinh động và điều này có vai trò
tích cực trong việc học ngữ pháp của trẻ. Nếu trong một bài
hát có chứa đựng nội dung phù hợp với lứa tuổi thì việc học các kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết có thể được lồng ghép vào một bài học
rất nhẹ nhàng. Cuối cùng nhưng không kém phần hữu ích về
mặt phương pháp giảng dạy đó là việc sử dụng các
bài hát trong dạy ngữ pháp sẽ làm thay đổi không khí học tập, làm cho trẻ phấn
khởi hơn. Và vì thế hiệu quả giảng
dạy và việc tiếp thu của trẻ sẽ tăng theo. Ví dụ: Giáo
viên có thể sử dụng bài hát "Sailing" do Rod Stewart trình bày để ôn
lại và kiểm tra khả năng sử dụng thì hiện tại tiếp diễn của học
sinh:
I
am sailing, I am sailing home again, 'cross the sea. I am sailing stormy waters
to be near you, to be free. I am flying, I am flying like a bird, 'cross the
sky. I am flying passing high clouds to be with you, to be free.
Với đặc trưng của
âm nhạc, lời của các bài hát được sáng tác có vần, có điệu, vì thế
rất dễ cho trẻ em ghi nhớ. Ngoài ra, các bài hát thường có cấu trúc ngữ pháp lặp
lại nhiều lần, điều này trùng khớp
với mục tiêu giảng dạy của giáo viên, vì vậy giúp cho trẻ em học và sử dụng cấu
trúc ngữ pháp nhanh chóng. Do đó, cùng với tiết tấu và giai điệu,
trẻ em nhanh chóng cảm thụ ngôn ngữ và qui luật của ngôn ngữ tốt hơn phương pháp giảng
dạy truyền thống. Hay nói đúng hơn, khi được
sử dụng đúng lúc, phương pháp dạy Tiếng
Anh cho trẻ em thông qua các bài hát sẽ có hiệu ứng tích cực từ phía người học.
Phương pháp giảng
dạy tiếng Anh cho trẻ em là một bộ môn đang nhận
được nhiều sự quan tâm của các thầy cô giáo giảng
dạy tiếng Anh. Việc giảng dạy hướng đến
mục tiêu giao tiếp, tạo ra môi trường học tập vui vẻ, hiệu
quả là điều cần thiết cho mỗi giáo
viên giảng dạy tiếng Anh cho người học ở lứa tuổi trẻ con.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG -
SỐ 5(40).2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét